7 TARGET TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ mới nhất

Trong thị trường chứng khoán, mục tiêu giá (target) là yếu tố dược rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm, vì nếu có khả năng dự báo tốt target, NĐT sẽ dễ dàng thu về lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu. Vậy để hiểu thêm về Target trong chứng khoán là gì? và cách thức hoạt động của chúng, Saigon Futures mời quý nhà đầu tư cùng điểm qua những thông tin cơ bản sau.

Bạn đang xem: Target trong chứng khoán là gì

*

I. Mục tiêu giá (Target) trong chứng khoán là gì? 

Targer trong chứng khoán được hiểu là mục tiêu giá là sự dự đoán của các chuyên gia hay nhà phân tích về giá trị tương lai của một sản phẩm hàng hóa nào đó, ví dụ như: chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, quỹ đầu tư ETF, hợp đồng tương lai…

*

Sẽ không có cách nào dự đoán chính xác được một giá trị cổ phiếu đang giao dịch trong tương lai, nên các chuyên gia chỉ phỏng đoán có tính toán về mức độ tăng giảm của chúng. Khi một nhà phân tích càng tăng mục tiêu về giá cho một cổ phiếu, họ càng hy vọng rằng giá trị của chúng sẽ có xu hướng tăng dần theo thời gian. 

Tuy nhiên, khi mục tiêu về giá ngày càng trở nên bị hạ thấp, chứng tỏ các chuyên gia phân tích này dự đoán giá cổ phiếu đang trên đà giảm sâu. 

Đối với các nhà đầu tư giao dịch cá nhân, những người có thể quyết định riêng lẻ về việc phát triển mục tiêu giá những sản phẩm mà họ đang giao dịch, mục tiêu giá chính là nơi họ nhìn vào để thoát lệnh khi giá dự kiến ban đầu đã được chấp thuận. 

Mục tiêu giá thường có tính chất ngắn hạn, chính vì thế nó sẽ được thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào tình hình thị trường trong thời điểm đó. Các chuyên gia phân tích sẽ thể hiện sự kỳ vọng về mục tiêu giá của họ trên các phương tiện truyền thông, kèm theo đó là những lời khuyên nên mua/bán hay năm giữ cổ phiếu công ty đó. Nhưng những lời khuyến nghị này đều chỉ mang tính chất tương đối, NĐT chỉ có thể xem đây là tài liệu tham khảo trong quá trình giao dịch. 

II. Các yếu tố xác định target trong chứng khoán

*

Thông thường, nhà phân tích sẽ cố xác định mục tiêu giá của cổ phiếu trong khoảng thời gian dao động từ 12 đến 18 tháng, bởi họ cho rằng một cổ phiếu sẽ đạt giá trị tương đối so với tăng trưởng dự kiến và lịch sử giao dịch của chúng. 

Những yếu tố cần thiết để xác định mục tiêu giá: 

Yếu tố cung và cầu trên thị trường tương lai: Khi thị trường càng có cung-cầu sôi nổi trên thị trường, chứng tỏ giá trị cổ phiếu đó sẽ có rất nhiều sự biến động theo thị trường. Các chuyên gia sẽ dựa vào yếu tố này để xác định mục tiêu giá cho sản phẩm mà mình đang giao dịch. Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản: Các chuyên gia sẽ tham khảo những báo cáo về phân tích và so sánh giá trị cổ phiếu từ các công ty, từ đó đặt ra mục tiêu giá trong thời gian mong muốn. Lịch sử giao dịch: Để có thể theo lõi chính xác giá trị cổ phiếu, các chuyên gia phân tích thực hiện việc theo dõi lịch sử giao dịch của sản phẩm tài chính, từ đó xác định giá trị của chúng đang tăng hay giảm mà xác định mục tiêu giá. Định giá của công ty phát hành cổ phiếu: Gía trị cổ phiếu tại một công ty càng tăng, các chuyên gia sẽ càng đặt nhiều mục tiêu giá vào chúng.

Có thể nói target của một cổ phiếu sẽ khác nhau, tùy thuộc vào các phương pháp định giá được dùng bởi các chuyên gia phân tích và giao dịch tổ chức. Đối với các nhà phân tích cơ bản thường sẽ dùng các phương pháp định giá như: tốc độ tăng trưởng, báo cáo tài chính…để đưa ra các mục tiêu giá cổ phiếu trong tương lai.

Xem thêm: Người Mệnh Thổ Chọn Xe Ô Tô Màu Gì Để May Mắn Trong Năm 2021? ?

Xem thêm: Ý Nghĩa Số 39 Có Ý Nghĩa Gì ? Hé Lộ Bí Ẩn Về Số 39 Hé Lộ Bí Ẩn Về Số 39

Ngược lại, các chuyên gia phân tích chuyên sâu sẽ sử dụng đa dạng các phương pháp như: hành động về giá, thống kê, xung lượng về giá để xác định được giá trị tương lai cổ phiếu trên thị trường. Nhưng cho dù là dùng các phương pháp đánh giá nào đi chăng nữa, thì việc nhận xét các mục tiêu về giá chỉ mang tính chất tương đối và tham khảo đối với các NĐT.

III. Đặc điểm của mục tiêu về giá

Mục tiêu về giá sẽ có thể thay đổi và không cố định, do thông tin mới về tài sản giao dịch được cập nhật và đưa ra liên tục, điều này khiến cho mục tiêu giá sẽ thay đổi theo thời gian và tình hình biến động trên thị trường. 

Ngoài ra, khi các chuyên gia phân tích nhận thấy giá một tài sản mà mình đang giao dịch quá cao, để mức giá này giảm xuống đúng với mong muốn của các chuyên gia, họ sẽ đặt mục tiêu giá thấp hơn mức giá hiện tại thay vì đặt mục tiêu giá cao để chúng ngày càng tăng trưởng. 

IV. Ảnh hưởng mục tiêu giá

*

1. Mục tiêu giá có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với giá trị cổ phiếu của nó

Tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ có rất nhiều các NĐT thực hiện việc mua/bán dựa trên quan điểm của các chuyên giá, nên chỉ cần các chuyên gia có sự thay đổi về mục tiêu giá sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với giá trị cổ phiếu trên sàn. Ví dụ như: khi các chuyên gia nghe một tin tức xấu về một công ty nào đó, họ sẽ thay đổi mục tiêu giá từ 70 đô xuống còn 50 đô, lúc này các NĐT sẽ thay nhau bán đi cổ phiếu, từ đó khiến giá trị cổ phiếu công ty đó sụt giảm nhanh chóng. 

2. Mục tiêu giá ảnh hưởng thời gian nắm giữ cổ phiếu của NĐT 

Như những thông tin cung cấp bên trên, các NĐT cá nhân sẽ xem mục tiêu giá chính là điểm mà họ nhìn vào để thực hiện việc thoát lệnh khi giá dự kiến ban đầu đã được chấp nhận. Điều này lý giải tùy thuộc vào mục tiêu giá của các trader mà ảnh hưởng đến mức chịu rủi ro và thời gian nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư. 

Ví dụ như: NĐT có mục tiêu 80 đô sẽ mong muốn thoát lệnh trong vòng một năm khi đã đạt đến mục tiêu giá đề ra ban đầu. nhưng NĐT có mục tiêu giá 120 đô, có thể sẵn sàng tích trữ cổ phiếu trong vòng 10 năm để đợi giá dự kiến ban đầu được thông qua. Hy vọng rằng, những kiến thức mà Saigon Futures mang lại sẽ giúp các NĐT giải đáp những thắc mắc về mục tiêu giá trên thị trường chứng khoán.