Soạn bài Ca dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa hay nhất

Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa là một trong những bộ phận lớn của của ca dao. Những câu ca dao thấm đẫm tình cảm chứa chan của người dân lao động luôn có sức mạnh lớn để cổ vũ, răn dạy con người lối ứng nhân xử thế cho đúng. Bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa là một bài học hay trong khung chương trình học lớp 7. Dưới đây là bài soạn đầy đủ nhất để cho các em học sinh có thể nắm bắt được chính xác nhất, hay nhất, dễ học, dễ nhớ nhất:

Nội dung bài viết

Soạn bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Bài làm

I. Hướng dẫn học bài

Câu 1: Về các bài 1, 2

a/ Cả hai lời than thân đều mở đầu bằng cụm từ: “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ thế nào?

b/ Thân phận của họ tuy có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại có những sắc thái riêng, được diễn ra bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau như thế nào?

a. Có thể nhận thấy được cũng chính hai lời than thân này đều có hình thức mở đầu là cụm từ dễ bắt gặp nhất đó là cụm từ “thân em như….”. Thế rồi cũng kèm theo với đó cũng chính là một âm điệu ngậm ngùi đến xa xót nữa. Chúng ta có thể xác định được đây cũng chính là một lời than của những cô gái xinh đẹp, đang đến độ xuân thì. Thật đáng tiếc biết bao nhiêu tuy có phẩm chất đẹp thế nhưng vẻ đẹp ấy lại dường như cũng không được nâng niu và trân trọng. Những người phụ nữ trong xã họi phong kiến với biết bao nhiêu bất công thì chính cả họ cũng không thể tự quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình

b. Xét trong cả hai bài ca dao tuy đều nói đến thân phận trôi nổi và cũng vô cùng thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Thế nhưng ở mỗi một bài ca dao cũng lại đều mang được một sắc thái tình cảm riêng.

– Trong bài 1: Ta nhận thấy được người phụ nữ cũng đã tự ý thức được tuổi xuân và vẻ đẹp của mình giống như một tấm lụa đào. Thế như sự đời thật trớ trêu thay khi những thân phận đẹp, tốt như vật mà phải chịu những khổ đau đến tái tê, học cũng không thể quyết định được tương lai của chính mình.

– Trong bài 2: Có thể khẳng định được đây cũng chính là lời khẳng định phẩm chất và vẻ đẹp đích thực của con người thông qua hình ảnh “ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”. Ta nhận thấy được cũng chính bài ca còn là lời mời mọc da diết của cô gái. Không dừng lại ở đó thì lời mời mọc ấy cũng chính là khát khao của con người, luôn mong muốn được khẳng định được giá trị về vẻ đẹp của chính mình. Thêm nữa đó chính là tư tưởng của bài ca dao vẫn luôn luôn ngậm ngùi và có cả cảm giác chua xót nữa.

Xem thêm:  Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích Chinh phụ ngâm

Câu 2: Về bài 3

b/ Hãy chỉ ra tác dụng của đại từ phiếm chỉ “ai” trong câu ca dao.

c/ Nội dung của câu ca dao được thể hiện qua các hình ảnh so sánh, ẩn dụ như thế nào?

d/ Phân tích câu cuối bài ca dao: “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”.

a. Chúng ta có thể nhận thấy được trong ca dao, mô típ dùng từ “ai” để chỉ các thế lực như cũng đã ép gả hay cản ngăn tình yêu nam nữ xuất hiện nhiều lần, ví như các câu ca dao thấm đẫm trữ tình như:

– Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

– Ai làm bầu bí đứt dây

Chàng nam thiếp bắc gió tây lạnh lùng.

Nhận thấy được chính trong bài ca dao này từ “ai” dường như cũng mang nghĩa như vậy. Hơn nữa “Ai” ở đây đồng thời cũng có thể chỉ là cha mẹ và những phong tục, hủ tục cưới cheo phong khiến hay có thể là người tình nữa.

b. Cho dù là lỡ duyên đi chăng nữa thì ta cảm nhận thấy được chính tình nghĩa vẫn thuỷ chung bền vững. Không dừng lại ở đó thì cái tình ấy được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ thật độc đáo thông qua hình ảnh mặt trăng, mặt trời và sao Hôm, sao Mai. Có thể nhận được những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững và nó cũng không thay đổi trong quy luật hoạt động của nó. Tác giả dân gian cũng vô cùng tài tình khi cũng đã biết lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để thông qua đó khẳng định cái tình thuỷ chung son sắt của lòng người và ddoongff thời đây cũng chính là chủ ý của tác giả dân gian.

c. Hình ảnh sao Vượt là tên khác của sao Hôm. Sao Vượt thường mọc sớm vào buổi chiều và lại lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc. Có lẽ chính vì lý do này mà ta thấy ở đâu thơ “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” thực sự cũng giống như là một lời khẳng định về những tình nghĩa thuỷ chung son sắt, thể hiện về cả ý chí quyết tâm để họ có thể vượt qua tất cả những rào cản của tình yêu và đây chẳng khác gì như một lời nhắn nhủ và khao khát có được tình yêu thật chân thành và đi đến được bến bờ của sự hạnh phúc.

Câu 3: Về bài 4 Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao là gì và chúng có tác dụng ra sao?

Thông qua bài ca dao này đã diễn tả tình cảm thương nhớ của lứa đôi yêu nhau một cách tinh tế cũng thật gợi cảm thông qua các biểu tượng xuất hiện trong bài như các hình tượng: khăn, đèn, mắt để nói về cô gái, như thay lời cô gái bộ bạch được tình cảm thương nhớ của mình đối với người yêu.

Xem thêm:  Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà Ngữ Văn 7 Của Nguyễn Khuyến

Tiếp theo đó chính là sáu câu thơ đầu được viết theo lối vắt dòng, đồng thời cũng thấy được từ “khăn” ở vị trí đầu dường như cũng đã lại được láy lại 6 lần và ba lần điệp khúc như cứ miên man đó là phần “khăn thương nhớ ai”. Điệp khúc này cũng đã lại tạo cảm giác triền miên, da diết và khôn nguôi. Hình ảnh của chiếc khăn được nhìn nhận với biết bao nhiêu trạng thái, cung bậc cảm xúc khác nhau. Thông qua đây cũng nói được con người đang trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò, cứ đi đi lại lại bứt rứt, đứng ngồi không yên vì nhung nhớ người yêu.

Soạn bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Câu 4: Bài 5 trong sách giáo khoa

Chiếc cầu – dải yếm là một mô-típ nghệ thuật chỉ có trong ca dao để nói lên ước muốn mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của mô-típ nghệ thuật về hình ảnh chiếc cầu– dải yếm.

Ta có thể khẳng định được đây cũng chính là một câu ca dao rất đẹp, giàu chất thơ. Câu thơ như cũng đã có một sự thổ lộ tình yêu của người con gái một cách ý nhị mà cũng chứa đầy tình cảm. Ta nhận thấy được cũng chính hình ảnh chiếc cầu là một chi tiết xuất hiện nhiều trong ca dao được thể hiện rõ nét qua:

Cô kia cắt cỏ bên sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”.

“Gần đây mà chẳng sang chơi

Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu

Từ xưa cho đến nay thì những ước mong được ở gần nhau là ước mơ chính đáng của các đôi lứa yêu nhau. Câu ca dao cũng đã thể hiện ước mong đó một cách sâu sắc, duyên dáng. Đó là lý do làm sao mà cô gái ước mong sông rộng một gang thôi để thực hiện hành động là bắc cầu dải yếm để cho chàng sang chơi. Chính hình ảnh chiếc cầu giải yếm mãnh liệt và quả thực đây cũng là một ý tưởng táo bạo của cô gái.

Câu 5: Bài 6 Những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó có gì khác với nghệ thuật thơ trong văn học viết?

Thông qua bài thơ thì tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc mang tính truyền thống của ca dao xưa nay đó là hình ảnh gừng và muối.

Không thể phủ nhận được muối và gừng là hai hình ảnh nghệ thuật từ trước đến nay mà đã được sử dụng, xây dựng từ những hình ảnh có thực trong đời sống. Đó cũng chính là những gia vị có trong bữa ăn hàng ngày của con người lao động xưa. Khi mà gừng có cay nhưng lại rất thơm, muối mặn thì mới tạo nên được một sự mặn mà. Gừng và muốn được chọn chính là một hình ảnh biểu trưng cho tình cảm như nói sự gắn bó đến xót xa.

Xem thêm:  Biểu cảm về cây Mai ngày tết

Ta cũng nhận thấy được cũng chính bài ca dao là câu hát về tình nghĩa thủy chung, thế nhưng nó hướng nhiều hơn đến tình nghĩa vợ chồng đó chính là những người mà đã từng chung sống, gắn bó với nhau và cùng nhau trải qua biết bao nhiêu ngày tháng đau khổ, khó khăn.

Ta có thể lấy một số câu ca dao có được biểu tượng muốn – gừng

  • Tay nâng chén muối, đĩa gừng

Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau

  • Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đạo nghĩa cang thường chớ đổi từng ngày

Dẫu làm nên danh vọng hay rủi có ăn mày, ta cũng theo nhau.

II. Luyện tập

Câu 1:

Chúng ta có thể kể ra các bài ca dao mở đầu bằng “thân em như…’ là:

– Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

– Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

– Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

– Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

– Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

– Dễ nhận thấy được ở trong hai bài đầu sử dụng cùng một hình ảnh so sánh: thân em – hạt mưa, để có thể nói lên nỗi khổ của cô gái khi số phận của mình đó là có lúc buồn, lúc vui và lúc sướng, khổ thì chỉ có thể trông chờ vào may mắn mà thôi.

– Trong bài thứ ba cũng đã nói lên thân phận nhỏ bé tội nghiệp của người phụ nữ khi họ đang trước những phong ba, bão táp của cuộc đời.

– Tiếp đến nói về hai câu cuối là lời than của người phụ nữ đó chính là khi giá trị và vẻ đẹp của họ dường như cũng không được người đời quan tâm và trân trọng nữa.

Câu 2:

Có thể kể ra một số bài ca dao về nỗi nhớ người yêu và về cái khăn, các em tham khảo:

– Nhớ ai như nhớ thuốc lào

Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên

– Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?

– Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Buồn trông chênh chếch sao mai

– Gửi khăn, gửi áo, gửi lời

Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa

– Nhớ khi khăn mở trầu trao

Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.

Hi vọng với các soạn bài bám chắc vào câu hỏi trong sách giáo khoa, trẻ lời ngắn gọn và đầy đủ nhất thì các em đã có cho mình một tiết học bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa hay và bổ ích nhất.

Chúc các em học tốt!

Minh Nguyệt